Hotline: 0962280175

  • Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

    Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ 2 - Chủ nhật

    08h00 AM - 08h00 PM

VLTL XƠ HÓA CƠ ỨC ĐÒN CHŨM

Xơ hóa cơ ức đòn chũm là gì ?

Vẹo cổ do xơ hóa cơ ức đòn chũm là một chứng bệnh hiếm gặp, thường phát hiện ở trẻ khoảng 6 – 8 tuần tuổi. Biến dạng này thường là do co cứng cơ ức đòn chũm làm cho đầu bị kéo nghiêng về một bên, cằm xoay về vai bên kia. Nếu khám trẻ trong khoảng 4 tuần tuổi sẽ thấy một khối u cứng ở vùng cổ, khối u này không căng lắm, di động dưới da và dính vào hay nằm trong cơ ức đòn chũm. Khối u thường to nhất khi trẻ đầy tháng tuổi sau đó nhỏ dần đi. Khám trẻ sau 4 – 6 tháng tuổi thì thường không thấy khối u, chỉ thấy dải xơ cơ ức đòn chũm co cứng và bắt đầu biến dạng vùng mặt và xương sọ.

Nếu bệnh tiến triển thì khoảng 1 năm tuổi, mặt và xương sọ biến dạng, phía trước cơ ức đòn chũm co cứng thì mặt bị bẹt, nếu cứ để trẻ lớn không chữa thì mắt và tai cũng mất cân đối ( mắt lệch bên to bên bé, lác mắt ), biến dạng cột sống cổ – cột sống ngực.

trẻ bị vẹo đầu

                                   trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm

Nguyên nhân:

Chưa được biết rõ, có nhiều giả thuyết cho rằng do di truyền, nhiễm khuẩn, chèn ép thai trong tử cung, chấn thương trong khi đẻ (thường do đẻ ngược).

Dấu hiệu nhận biết

– Có khối u vùng cơ ức đòn chũm mật độ chắc, không nóng đỏ đau. Không di động hoặc di động nhẹ theo cơ ức đòn chum

– Hạn chế tầm vận động tại cổ: Thường phát hiện muộn khi trẻ 2 đến 3 tháng tuổi

– Đầu trẻ nghiêng sang bên có khối xơ, do cơ ức đòn chũm bị xơ cứng nên không thể kéo dài ra như bên lành được

– Hạn chế nghiêng sang bên lành và xoay hai bên

Dấu hiệu muộn: > 3 tháng tuổi

– Có khối u như trên nhưng mật độ chắc hơn rất nhiều

– Hạn chế tầm vận động cột sống cổ rất nhiều, khối xơ khó kéo giãn

– Vẹo cột sống cổ, vẹo cột sống lưng, biến dạng lồng ngực

– Lác mắt

–  Siêu âm: Hình ảnh xơ cơ ức đòn chum

Điều trị

Mục tiêu:

– Lấy lại ROM cột sống cổ
– Tăng sức mạnh cơ UDC đối diện
– Ngăn ngừa co rút cơ UDC
– Ngăn ngừa biến dạng sọ mặt, cột sống…

Phác đồ

Vẹo cổ bẩm sinh là một tình trạng có thể điều chỉnh được một cách hiệu quả. Thường phát hiện khi trẻ được vài tuần tuổi, khi cơ cổ của trẻ đã phát triển hơn và trẻ bắt đầu lúc lắc qua lại nhiều hơn.

Nếu không can thiệp sớm sẽ dẫn tới dẹt đầu tư thế, làm cho cơ ức đòn chũm bên bị vẹo co rút lại không hồi phục và phải phẫu thuật.

  • Nguyên tắc là giúp cho cơ ức đòn chũm mềm ra, kéo nó dài ra lại. Nếu bị vẹo cổ bên phải, đầu và mặt của bé sẽ hướng về bên trái.
  • Khi đặt trẻ nằm trên giường, trong cũi, đặt bé nằm sao cho bé phải quay mặt về bên phải để nhìn thấy bạn và người xung quanh.
  • Khi ẳm bồng đứng trẻ, nên để đầu trẻ dựa vào vai trái của mình, vì trẻ có xu hướng muốn nhìn về phía bên phải ở tư thế đó
  • Khi đặt trẻ nằm ngữa để thay ta, quay mặt và cằm về bên phải, kéo nhẹ nhàng cổ nghiêng về bên trái. Sau mỗi động tác xoay và nghiêng cổ, giữ lại vài giây. Ít nhất 5 lần/ngày.
  • Cho bé nằm bụng càng sớm càng tốt, bé tập vướn cổ lên, giữ cổ vững.
  • Tập càng sớm càng tốt, ngay trong tháng đầu, tập thường xuyên cho đến khi bé hết vẹo cổ hoàn toàn.

Trẻ 4 tháng trở đi có vẹo cổ mắc phải, có thể lành tính, nhưng cũng có thể do hậu quả của tình trạng bệnh nguy hiểm hơn nên đi khám để được loại trừ, cũng như được can thiệp điều trị kịp thời.

Oanh Nguyễn

Oanh Nguyễn

Bình luận

Bài viết liên quan