Đờm trong cổ họng trẻ nhỏ khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc ...
Cong vẹo cột sống ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống ở tuổi học đường của trẻ. Cột sống có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, nếu cột sống bị dị tật cong vẹo hoặc chấn thương,… đặc biệt là ở lứa tuổi học đường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.
Tật cong vẹo cột sống thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học,
Do tư thế ngồi không ngay ngắn; nằm, quỳ nghiêng một bên khi học bài, bàn ghế không phù hợp, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, bên vai, nơi học không đủ ánh sáng nên học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết,… làm cho cột sống bị biến dạng, làm thay đổi về hình dáng hoặc cấu trúc của cột sống.
Trẻ em khi bị vẹo cột sống sẽ gây ra các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khiến bé chậm phát triển chiều cao , về lâu dài có thể ảnh hưởng đến ngực, khung chậu và chèn ép tim, phổi, gan…
Bình thường cột sống của trẻ thẳng hàng khi nhìn từ cổ xuống lưng và thắt lưng. Nhìn ngang, cột sống hơi cong ở lưng và ưỡn bình thường ở thắt lưng. Nếu bị tật vẹo cột sống, nhìn phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, lồng ngực nhô lên một bên, có thể kèm theo vùng hông – thắt lưng nhô phía bên kia; xương chậu và háng cao hơn bên kia; cột sống lệch sang bên. Cho trẻ cúi thắt lưng, nhìn phía sau sẽ thấy rõ lồng ngực hay hông thắt lưng nhô lên một hay hai bên.
Đây là cách khám đơn giản giúp phát hiện các tật vẹo cột sống tương đối sớm do tác giả Adam đề xuất mà cha mẹ, người thân đều có thể tự khám thấy được cho trẻ trước khi tham vấn bác sĩ chuyên khoa cột sống. Vẹo cột sống có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuổi dễ phát triển nhanh nhất là dậy thì (10 – 17 tuổi ở các trẻ gái, nhất là ở giai đoạn tuổi có kinh, và 12 – 18 tuổi ở các trẻ trai).
– Cấp độ 1: Vẹo cột sống nhẹ. Cột sống đã lệch nhưng chỉ có thể phát hiện bởi các chuyên gia, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
– Cấp độ 2: Nhìn từ phía sau đã thấy cột sống cong vẹo, gù xương sườn do đốt sống bị xoay, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp nhẹ.
– Cấp độ 3: Nhìn rõ cột sống vẹo lệch sang bên, ảnh hưởng nặng chức năng hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu, khớp háng, chiều dài của lưng, thắt lưng ngắn lại, xương sườn ngực bị biến dạng gây suy hô hấp mạn tính, xuất hiện bệnh tim phổi mạn, các cơ quan trong ổ bụng bị chèn ép…
Bài tập 1: Kéo dãn cơ bên lõm của đường cong ở tư thế nằm sấp
Bài tập 2: Tăng tầm vận động của cột sống lưng ở tư thế ngồi
Bài tập 3: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư ngồi
Bài tập 4: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế quỳ bốn điểm
Bài tập 5: Chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế đứng
Bài tập 6: Bài tập tăng cường nhóm cơ lưng bài tập chữa vẹo cột sống
Bài tập 7: Tập thở sâu
Bài tập 8: Tập bơi
Bài tập 9: Nằm ngồi mang vác chuẩn tư thế
Bài tập 10: Kéo giãn, đu xà.
Bài tập 11: Tư thế đứng luyện khung chậu và cốt sống…
Bình luận