Hotline: 0962280175

  • Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

    Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ 2 - Chủ nhật

    08h00 AM - 08h00 PM

Vật lý trị liệu cho trẻ sinh non

Các bé sinh non và đặc biệt sinh cực non thường chậm phát triển vận động hơn trẻ thường, vì vậy việc cho bé đi vật lý trị liệu, phục hồi chức năng là rất cần thiết.

Sinh non là gì?

Theo tổ chức Y tế thế giới, sinh non là một cuộc chuyển dạ sớm xảy từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng.

– Sinh non muộn: tuổi thai từ 34 – < 36 tuần

– Sinh non vừa: tuổi thai từ 32 – < 34 tuần

– Sinh rất non: tuổi thai từ 28 – < 32 tuần

– Sinh cực non: tuổi thai < 28 tuần

trẻ sinh non

                               trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh

Trẻ bị sinh non sẽ như thế nào ?

– Trẻ nhẹ cân .

– Phổi chưa trưởng thành nên dễ bị suy hô hấp và tử vong. Nếu trẻ sống được thì vẫn có nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp sau này như : viêm phổi , viêm phế quản …

– Trẻ chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần

– Trẻ dễ mắc các khuyết tật bẩm sinh như : tim bẩm sinh, mù, điếc, câm… ngoài ra, khi lớn lên trẻ thương bị những di chứng thần kinh rõ rệt hoặc tiềm tàng và thường là gánh nặng về tâm lý và tài chính cho bố mẹ.

– Trẻ sinh non còn có nguy cơ tiềm tàng bênh lý về mắt

Do đó sinh non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội.

Nguyên nhân sinh non

Tình trạng tâm lý và điều kiện sống của bà bầu

Mang thai là khoảng thời gian mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm với mọi thứ. Nếu thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc và cuộc sống, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiều hormone tuyến thượng thận tác động lên tử cung. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dẫn đến tình trạng sinh non. Theo một nghiên cứu, những mẹ bầu bị stress trong 6 tháng trước khi mang thai sẽ có khả năng sinh non lên tới 50% khi thai chưa đến 33 tuần tuổi.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, rượu bia, quan hệ tình dục không đúng cách, định kỳ không khám thai sẽ dễ tiềm ẩn nguy cơ sinh thiếu tháng.

mang thai hút thuốc

                               stress khi mang thai dễ bị sinh non

Nhiễm trùng vùng kín

Do các vi khuẩn trong cơ thể phát triển làm lớp màng bao bọc thai nhi yếu đi. Từ đó gây ảnh hưởng đến nước ối. Màng ối là môi trường sống bao quanh thai nhi, giúp bé hấp thụ oxy mà không cần phải thở. Khi màng ối xuất hiện tình trạng bất thường tức là môi trường sống của thai nhi bị đe dọa. Từ đó làm tăng khả năng sinh non.

Mắc các bệnh viêm gan B, tiểu đường, bệnh tim

Mẹ bầu sức khỏe không ổn định (do mắc các bệnh viêm gan B, viêm thận, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp) có khả năng sinh non cao. Nguyên nhân là do tử cung bị kích thích bởi cơ quan xung quanh dẫn đến sự phóng thích độc tố của vi trùng gây bệnh, gây sự gia tăng nhiệt độ trong ổ bụng. Nếu có biến chứng về sức khỏe, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu sinh mổ.

Khoảng cách giữa hai lần mang thai quá ngắn

Nếu thụ thai trong vòng 6-9 tháng sau lần sinh trước, mẹ có thể bị sinh non lần sau. Sau khi sinh, phụ nữ cần nghỉ ngơi ít nhất từ 11-12 tháng trước khi mang thai tiếp. Việc này giúp phòng tránh nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, nhẹ cân.

Các biến chứng về nhau thai

Nhau thai được coi là “trạm trung chuyển” chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn chuyển đến thai nhi. Khi mẹ mắc các biến chứng về bánh nhau: nhau bong non, nhau tiền đạo , thiểu năng nhau. Nguồn dưỡng chất cung cấp cho thai nhi sẽ bị đe dọa khiến em bé sinh sớm hơn dự kiến.

Tiền sử sinh non ở mẹ

Nếu mẹ bầu có tiền sử sinh con thiếu tháng sẽ có nguy cơ tái phát từ 25 – 50%. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ và yêu cầu mẹ nghỉ ngơi nhiều để giảm nguy cơ. Nếu mẹ nào đã từng sinh non, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn thêm một bé nữa.

Dấu hiệu sinh non

Hãy gọi ngay cho bác sĩ sản khoa hoặc đưa sản phụ đi bệnh viện ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng dọa sinh non nào sau đây:

– Dịch tiết âm đạo có sự thay đổi (rỉ dịch lỏng, nhầy hơn hoặc có máu)

– Tăng tiết dịch âm đạo

– Tăng áp lực vùng chậu hoặc dưới bụng

– Đau lưng ở vùng thấp liên tục, âm ỉ

– Chuột rút nhẹ ở bụng

– Đau quặn bụng giống đau bụng kinh, hoặc đau kèm với những cơn co thắt tử cung liên tục

– Vỡ màng ối (thấy nước ối xuất hiện và tuôn ra ngoài, đôi khi chỉ là một giọt chất lỏng)

theo dõi sức khỏe mang thai

                             theo dõi các dấu hiệu phòng sinh non

Vì sao cần vật lý trị liệu cho trẻ sinh non ?

Trẻ sinh non thường có nguy cơ còi xương, thiếu canxi, dẫn đến hiện tượng chậm phát triển vận động. Vì vậy tại các trung tâm phục hồi chức năng các trẻ ngoài được kê uống canxi còn được bổ sung bằng liệu pháp điện phân canxi giúp đưa trực tiếp canxi vào xương, rất tốt cho các trẻ sinh non còi xương.

Ngoài ra phương pháp điện xung kích thích giúp tăng trương lực cơ và khả năng vận động cho trẻ cũng rất hiệu quả. Bố mẹ nên cho trẻ tập vật lý trị liệu ngay từ khi còn nhỏ để tránh nguy cơ nhược cơ, chậm vận động và gù vẹo cột sống, giúp bé phát triển theo mốc phát triển cơ bản, tăng sức đề kháng và giúp hệ hô hấp, tuần hoàn của trẻ hoàn thiện khỏe mạnh hơn sau này.

Ở những nước có nền y tế phát triển thì trẻ sinh non đã được can thiệp vật lý trị liệu từ lúc sinh ra và theo dõi đến ít nhất 18 tháng.
Tập luyện VLTL không hề có hại đối với trẻ sinh non, còn giúp theo dõi và đề phòng những nguy cơ của trẻ. Ngoài việc chăm sóc trẻ sinh non đúng cách để bảo vệ con thì VLTL chính là lựa chọn để giúp đỡ con trong quá trình phát triển.

Để được điều trị an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ với PHÒNG TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHI HÀ NỘI để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Oanh Nguyễn

Oanh Nguyễn

Bình luận

Bài viết liên quan