Hotline: 0962280175

  • Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

    Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ 2 - Chủ nhật

    08h00 AM - 08h00 PM

TỔN THƯƠNG ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay là gì ?

Đám rối thần kinh cánh tay là mạng lưới các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, cánh tay và bàn tay. Một tổn thương đám rối thần kinh cánh tay xảy ra khi các dây thần kinh này bị kéo căng, đè nén hoặc trong những trường hợp nghiêm trọng nhất bị đứt rời hoặc xé rách khỏi tủy sống.

Các chấn thương đám rối thần kinh cánh tay nhẹ, như châm chích hay nóng rát, xảy ra phổ biến ở những người chơi các môn thể thao đối kháng như bóng đá. Trẻ sơ sinh đôi khi bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trong khi sinh. Các tình trạng khác như viêm hoặc khối u, có thể ảnh hưởng đến đám rối thần kinh cánh tay.

tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

                           tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Nguyên nhân

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh hầu hết thường xảy ra do đẻ khó, trẻ nặng cân khi sinh, đẻ ngôi mông, đầu ra sau gây liệt hay yếu cơ chi trên và mất cảm giác, sau đó là những thay đổi về thần kinh giao cảm, co rút mô mềm và biến dạng chi.

Một số nguyên nhân phổ biến:

– Các yếu tố có liên quan do đẻ khó như: trọng lượng thai nhi lớn (> 4kg), kéo dài tình trạng đau đẻ, dùng thuốc an thần quá nhiều, giảm trương lực cơ, tử cung co bóp khó khăn…
– Các biến chứng khác: gẫy xương đòn, gẫy xương cánh tay, bán trật khớp vai…
– Do chèn ép bất thường bẩm sinh: xương sườn, đốt sống ngực, …
– Bất kỳ một lực làm thay đổi cấu trúc giải phẫu giữa cổ, đai vai và cánh tay: cử động nghiêng đầu về phía bên kèm theo hạ đai vai xuống làm dãn các dây thần kinh, ép chúng vào cạnh sườn thứ nhất.

trẻ em đùa nghịch dễ bị tổn thương

                   tổn thương đám rối thần kinh cánh tay

Tổn thương đám rối thần kinh trên

– Thường gặp nhất, tổn thương rễ C5 và C6

– Vị thế cánh tay: Khép và xoay trong vai, khuỷu duỗi, cẳng tay quay sấp, gập cổ tay.

– Mất phản xạ gân cơ nhị đầu cánh tay, phản xạ trâm quay.

– Mất cảm giác: vùng cơ tam giác, mặt quay của cẳng tay- bàn tay.

Tổn thương đám rối thần kinh dưới (Klumpke s palsy)

– Tổn thương rễ C7,C8 và T1

– Mất cảm giác: vùng bên trụ của cánh tay, cẳng tay, bàn tay.

– Có thể kèm theo xáo trộn hệ thống thần kinh thực vật (Hội chứng Horner: đồng tử co, sụp mi, khe mắt hẹp, giảm hoặc mất tiết mồ hôi một bên mặt.)

– Rối loạn dinh dưỡng: phù nề

Tổn thương hoàn toàn đám rối thần kinh cánh tay(ErbKlumpke)

– Liệt và yếu các nhóm cơ thực hiện cử động: gập, dạng, xoay ngoài vai, khép xương bả vai.

– Do mất chức năng hoạt động của cơ, mô mềm dễ bị kéo giãn. Mất chức năng hoạt động của cánh tay dễ dẫn đến chậm phát triển vận động:

+ Bán trật khớp vai hoặc trật khớp ổ chảo – cánh tay trật xương quay ra sau.

+ Biến dạng xương và phát triển xương kém.

Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Gia tăng tuần hoàn và giảm phù nề chi.

– Ngăn ngừa co rút các cơ và những cử động sai lệch của xương bả vai, cánh tay.

– Rèn luyện và phục hồi chức năng vận động của cơ.

– Kích thích trẻ nhận biết cảm giác.

– Phục hồi sớm thần kinh, tạo khả năng hoạt động của cơ, ngăn ngừa teo cơ.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng

– Gia tăng tuần hoàn và giảm phù nề chi

+ Xoa bóp nhẹ nhàng sau khi trẻ ổn định tình trạng xuất huyết và phù nề (từ 1 đến 3 ngày đầu sau sinh).

+ Đặt tư thế nâng cao chi.

– Ngăn ngừa co rút mô mềm (do sự bất động khớp và tư thế của chi), các cơ (nối cánh tay với xương bả vai) và những cử động sai lệch của xương bả vai, cánh tay:

+ Vận động thụ động nên làm nhẹ nhàng, không dùng lực kéo mạnh tránh làm tổn thương khớp vai. Chú trọng kiểm soát cử động của xương bả vai khi làm cử động gập và dạng của khớp ổ chảo – cánh tay.

+ Cần dạy cha mẹ đứa trẻ biết cách tập luyện trong tầm độ bình thường và hiểu rõ lý do khi làm các cử động.

+ Dụng cụ trợ giúp: nẹp nâng đỡ cổ- bàn tay, đai treo tay (nếu cần).

– Rèn luyện và phục hồi các chức năng vận động của cơ:

Kết hợp hoạt động trò chơi để kích thích trẻ chủ động thực hiện những cử động với tới, cầm nắm của bàn tay phối hợp với hoạt động xoay thân của thân mình. Cần giám sát, hướng dẫn và điều chỉnh cho trẻ vận động, ngăn chặn những cử động bù trừ khi trẻ hoạt động.

Giúp trẻ học các kỹ năng vận động theo trình tự các bước:

+ Nhận biết: bằng cách học các cử động

+ Kết hợp hỗ trợ: cần nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giúp trẻ thực hiện những cử động tương tự.

+ Tự thực hiện cử động: bằng các hoạt động kích thích, tạo thuận… Dùng đồ chơi với nhiều hình dạng, màu sắc, chất liệu khác nhau  có kích cỡ phù hợp cho trẻ dễ cầm nắm.

Nên phối hợp với phương pháp trị liệu hành vi: thể hiện qua ngữ điệu của giọng nói, nụ cười, thái độ hài lòng khen ngợi trẻ…Các bài tập nâng đỡ chống chịu sức của chi trên (với lực ép gián đoạn) sẽ giúp kích thích chiều dài xương của trẻ.

– Kích thích trẻ nhận biết cảm giác: Bằng kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng và giúp trẻ tiếp xúc, va chạm với nhiều đồ vật với chất liệu và kích cỡ khác nhau.

– Phục hồi sớm thần kinh tạo khả năng hoạt động của cơ, ngăn ngừa sự teo cơ và mất ảnh hưởng chức năng của chi trên: Kích thích điện (nếu có) với cường độ rất nhỏ tạo sự co cơ đẳng trường…

Để được điều trị an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ với PHÒNG TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHI HÀ NỘI để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

Oanh Nguyễn

Oanh Nguyễn

Bình luận

Bài viết liên quan