Đờm trong cổ họng trẻ nhỏ khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc ...
Đây là giai đoạn mới chớm, tắc tia sữa còn nhẹ và người mẹ có thể khắc phục bằng những biện pháp đơn giản.
Triệu chứng điển hình:
– Người mệt mỏi, đau đầu hơn bình thường.
– Bầu ngực bắt đầu căng hơn, nhưng mẹ rất dễ nhầm với triệu chứng căng sữa vì ban đêm tuyến sữa hoạt động rất mạnh.
– Cho con bú hoặc dùng tay vắt thấy sữa chảy nhỏ giọt, chảy được ít hơn bình thường trong khi bầu ngực vẫn căng.
Phải làm thế nào để khắc phục ?
– Hãy chắc chắn rằng mẹ đã vệ sinh sạch sẽ cả bầu ngực và đầu vú.
– Chườm nóng hoặc dùng đèn UV chiếu lên ngực, vừa chườm ( chiếu) vừa day. Thực hiện nhiều lần trong ngày.
– Tiếp tục cho con bú hoặc dùng máy hút sữa hút sạch sữa trong bầu ngực.
Lúc này, mặc dù chưa bị tắc tia sữa nặng song các triệu chứng cũng đã trở nên tồi tệ hơn ban đầu.
Triệu chứng điển hình:
– Cơ thể người mẹ vẫn mệt mỏi, có biểu hiện sốt.
– Bầu ngực vẫn tiếp tục sưng lên, vắt hút thấy sữa ra rất ít hoặc không ra sữa, dùng tay sờ nắn thấy có những cục sữa đông lổn nhổn.
Phải làm thế nào để khắc phục?
– Chườm nóng hoặc chiếu UV,
– SIÊU ÂM TRỊ LIỆU tác động vào bầu ngực để đánh tan các cục sữa đông.
– Massage ngực theo chiều hướng ra phía đầu ngực, vắt hoặc hút sữa để làm giảm tình trạng ứ đọng sữa. Làm nhiều lần trong ngày.
– Lấy một nắm lá đinh lăng sắc với khoảng 1 lít nước hoặc dùng thuốc nam tổng hợp gia truyền của PK chúng tôi uống trong ngày để kích thích thông ống dẫn sữa.
Lúc này, tắc tia sữa đã sang giai đoạn nặng, các triệu chứng dữ dội hơn và cũng khó khắc phục hơn.
Triệu chứng điển hình:
– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sốt cao, đổ mồ hôi, mất nước.
– Bầu ngực bị tắc sữa tiếp tục sưng lên, rất đau, quan sát thấy da ngực đổi màu xanh hoặc vàng, các cục sữa đông xuất hiện nhiều hơn.
– Vắt hút không thấy ra sữa, đầu ngực tấy đỏ.
Phải làm thế nào để khắc phục?
– Uống đủ nước và ăn uống đủ chất trong thời gian này rất quan trọng.
– Tiếp tục
+ Chườm nóng hoặc chiếu UV
+ SIÊU ÂM TRỊ LIỆU vùng ngực để đánh tan sữa đông
+ Massage đúng kỹ thuật
+ Uống nước lá đinh lăng hoặc thuốc nam gia truyền để khơi thông ống sữa.
– Không được uống thuốc cai sữa để hạn chế sự tiết sữa.
– Vắt hút sữa đều đặn, nếu quá đau có thể dùng thuốc giảm đau( theo chỉ định )
Lúc này người mẹ đã bị tắc tia sữa rất nặng, có thể đã chuyển sang giai đoạn viêm tuyến sữa.
Triệu chứng điển hình:
– Cơ thể suy nhược vì sốt cao (sốt nóng hoặc sốt rét), mất nước nên da và môi rất khô.
– Bầu ngực đã bớt sưng, ngực không còn cứng mà mềm hơn do đã hóa mủ.
– Người mẹ có thể bị nổi hạch ở nách, cử động cánh tay trở nên khó khăn.
Phải làm thế nào để khắc phục?
Đến gặp bác sĩ là việc làm hợp lý nhất tại thời điểm này.
Đây là cấp độ chuyển từ viêm tuyến vú sang áp xe vú.
Triệu chứng điển hình:
– Cơ thể vẫn sốt cao, thực sự mệt mỏi cả tinh thần và thể xác.
– Ngực mềm, bớt sưng, bớt đau nhưng lại chuyển sang tắc tia sữa chảy máu kèm theo mủ do các khối mủ vỡ ra. Nếu mủ không chảy ra ngoài thì sẽ đông lại thành các khối xơ cứng trong bầu ngực.
– Bị tắc tia sữa nặng, vú chảy mủ vì áp xe.
Phải làm thế nào để khắc phục?
Khi đã chuyển sang áp xe, hầu hết tất cả các trường hợp đều phải đến bệnh viện chích hút mủ để chữa trị.
Đây có thể được coi là cấp độ nặng nhất của tắc tia sữa khi mà từ áp xe đã chuyển sang nhiều biến chứng nặng nề hơn, bao gồm:
– Tạo thành khối viêm mãn tính, viêm mô liên kết, sau khi chữa cũng rất dễ tái phát lại.
– Người bệnh có thể bị nhiễm độc nặng và hoại tử phải cắt bỏ ngực.
– Khối áp xe lan sang mạch máu dẫn đến nhiễm trùng máu, tổn thương gan và thận hoặc toàn thân.
Phải làm thế nào để khắc phục?
Bắt buộc phải đến ngay Bệnh Viện điều trị ….
Để được điều trị an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ với PHÒNG TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHI HÀ NỘI để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Bình luận