Đờm trong cổ họng trẻ nhỏ khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc ...
Táo bón cơ (chức) năng là bệnh lý gặp chủ yếu ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành trĩ, nứt kẽ hậu môn, suy dinh dưỡng,…
Táo bón cơ (chức) năng là tình trạng trẻ không thể đi cầu hoặc đi cầu hết sức khó khăn nhưng lại không có bất cứ tổn thương thực thể nào ở đường tiêu hóa.
Táo bón cơ năng ở trẻ nhỏ chủ yếu do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, chế độ ăn thiếu chất xơ và không cung cấp nước đủ, trẻ hay nhịn đi cầu.
Táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không tiến hành chữa trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như hình thành trĩ, nứt kẽ hậu môn, suy dinh dưỡng,…
– Táo bón có nhu động ruột bình thường là các cơ ruột co bóp và thư giãn không quá nhanh, không quá chậm, nhưng lại khiến trẻ khó khăn đi ra ngoài.
– Táo bón nhu động ruột chậm là hoạt động của cơ ruột bị chậm so với thông thường. Chất thải được di chuyển chậm trong lòng ruột.
– Táo bón do rối loạn bài xuất phân là khi trẻ táo bón và có cảm giác muốn đi nhưng lại không thể đi được khiến trẻ bị đau…
Khi mắc phải bệnh táo bón mạn tính chức năng thì cơ thể trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường và không gặp bất cứ vấn đề gì ngoài việc đi vệ sinh khó khăn.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:
– Trẻ sơ sinh sẽ được chẩn đoán mắc táo bón chức năng nếu có các dấu hiệu sau:
+ Trẻ không đi đại tiện được trong 3 ngày với trẻ bú bình và 1 tuần với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
+ Phân khô, cứng
+ Trẻ quấy khóc, rặn và căng thẳng khi đi tiêu
– Biểu hiện ở trẻ trên 1 tuổi: sẽ được chẩn đoán mắc táo bón chức năng nếu mắc ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau:
+ Đi tiêu dưới 3 lần/1 tuần (trẻ từ 1 đến 2 tuổi )
+ Đối với trẻ trên 2 tuổi thì đi tiêu dưới 2 lần/tuần
+ Phân khô, rắn, đi đại tiện gặp khó khăn
+ Đau khi đi đại tiện
+ Có lẫn chất nhầy hoặc máu trong phân
+ Thường xuyên phải nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài để giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.
Chú ý tới tần suất đi đại tiện cũng như đặc điểm của phân để phát hiện ra những bất thường, biểu hiện của táo bón kéo dài. Từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp cũng như đề phòng những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe do táo bón kéo dài gây ra.
Điều trị táo bón mới bằng cách kích thích phục hồi hệ thần kinh chỉ đạo phản xạ đại tiện, kết hợp với massage bụng, miết khung đại tràng, kết hợp Biofeedback đã đạt được kết quả điều trị mong muốn.
Bình luận