Hotline: 0962280175

  • Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

    Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ 2 - Chủ nhật

    08h00 AM - 08h00 PM

DỊ TẬT NỨT ĐỐT SỐNG Ở TRẺ SƠ SINH

Thế nào là dị tật nứt đốt sống ?

Trẻ bị nứt đốt sống có một túi thần kinh nổi hẳn lên dọc theo xương sống lưng.​ Thay vì khép kín toàn bộ trên phần xương cột sống, một vài đốt xương lại hở ra, để lộ tủy sống. Lúc này, một “túi thần kinh” sẫm màu chứa màng và dịch não tủy sẽ nổi hẳn lên dọc theo xương sống lưng. Do lớp màng này rất mỏng manh nên nó có thể bị vỡ và làm rò rỉ dịch não tủy ra ngoài. Túi này được phủ bởi một lớp màng mỏng nên có thể bị rò rĩ làm thoát dịch não tủy ra ngoài.

dị tật nứt đốt sống

                                        dị tật nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh

Các dạng nứt đốt sống

– Nứt đốt sống ẩn: là tình trạng phổ biến nhất và không gây ra vấn đề hoặc cần điều trị. Con bạn không thể nhìn thấy những khiếm khuyết, nhưng một số trẻ thường có lúm đồng tiền, vết chàm hoặc mảng da nhiều lông trên lưng của họ;

– Thoát vị màng não: một dạng bệnh hiếm và nghiêm trọng. Dịch não tủy sẽ thoát ra khỏi cột sống và đùn dưới da. Bạn có thể thấy một vùng lồi trong da trẻ;

– Thoát vị màng tủy: đây là dạng hiếm và nghiêm trọng nhất. Hầu hết mọi người muốn ám chỉ bệnh này khi họ đề cập tới “tật nứt đốt sống.”

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống

Các nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật nứt đốt sống như:

– Giới tính: trẻ nữ bị tật này nhiều hơn trẻ nam.

– Tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh.

– Các cặp vợ chồng trước đây đã có con bị khuyết tật ống thần kinh.

– Thiếu axit folic: Làm tăng nguy cơ bị nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.

– Một số loại thuốc làm giảm khả năng hấp thụ acid folic: valproic acid,…

– Mẹ bị bệnh tiểu đường, đường huyết cao đặc biệt trong thời gian đầu của thai kỳ.

– Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể: sốt cao, tắm nước nóng, xông hơi,…

dị tật nứt đốt sống

                                               dị tật nứt đốt sống

Trẻ bị nứt đốt sống sẽ đối diện với những nguy cơ nào?

– Nhiễm trùng: Cần có sự can thiệp sớm để đóng kín túi thần kinh của trẻ nếu không trẻ có thể tử vong vì viêm màng não.

– Liệt cơ và mất cảm giác: Chân và bàn chân của trẻ bị nứt đốt sống có nguy cơ bị liệt và mất hoặc ít có cảm giác. Điều này thực sự rất nguy hiểm khi trẻ không thể phát hiện mình bị đau khi dẫm phải mảnh vỡ, đinh, hoặc bị va đập… Hoặc trẻ có thể bị lở loét do chèn ép ở vùng cùng cụt, vùng mông, hông vì mất đi cảm giác.

– Trật khớp háng: Khớp háng một hoặc cả hai bên bị trật.

– Co cơ: Xảy ra nếu tật nứt đốt sống từ vị trí đốt thắt lưng 1 trở lên.

– Khoèo bàn chân: bàn chân bị cong và gập vào trong hoặc bẻ lên trên và hướng ra ngoài.

– Khó kiểm soát việc đại tiểu tiện: Việc này có thể khiến nước tiểu ứ đọng lâu, sinh ra vi khuẩn và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thận, bàng quang. Phần lớn trẻ mắc dị tật nứt đốt sống tử vong vì nguyên nhân này

– Não úng thủy: Trung bình trong khoảng 5 trẻ bị tật này sẽ có 4 trẻ bị não úng thủy. Đây là tình trạng dịch được tạo thành trong não tích tụ lại làm tăng áp lực lên não và hộp sọ. Phần lớn khi phát hiện thấy tình trạng này trẻ đã bị tổn thương não nghiêm trọng hoặc mắt đã mù lòa

– Tổn thương não: Trẻ có thể bị mù, chậm trí, động kinh hoặc bại não nếu không được phẫu thuật kịp thời. Ngay cả khi đã phẫu thuật cũng khó tránh khỏi các biến chứng.

– Dị ứng nhựa cao su: Trẻ bị dị ứng nặng với chất latex/ nhựa cao su. Chúng có thể bị dị ứng toàn thân, chảy mũi nước, khó thở v.v…

Điều trị

Trẻ bị nặng cần phải phẫu thuật ngay trong hai ngày đầu tiên sau khi được sinh ra. Một số bác sĩ không sử dụng phẫu thuật mà để cho khu vực này tự lành.

Một vài phương pháp phẫu thuật thai nhi trong khi bé vẫn còn trong tử cung của mẹ đã thành công. Nhưng loại phẫu thuật này vẫn còn hiếm.

Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ đề ra kế hoạch chăm sóc cho các nhu cầu cụ thể của bé. Bác sĩ cũng sẽ cập nhật bản kế hoạch khi trẻ lớn lên. Kế hoạch này có thể bao gồm:

– Điều trị não úng thủy: những em bé bị não úng thủy có thể cần phải trang bị ống rỗng để lấy nước dư thừa ra khỏi não và dẫn vào bụng.

Vật lý trị liệu: khi con bạn phát triển, những bài tập hằng ngày sẽ tăng sức mạnh cho chân của bé và giúp chúng có thể tự lập.

Điều trị vấn đề xương khớp: chẳng hạn như tật vẹo chân.

Phòng ngừa

Nếu trong ba tháng đầu của thai kì, bạn nên bổ sung 400 microgram (mcg) axit folic. Những phụ nữ dùng thuốc bổ sung axit folic trong ba tháng đầu mang thai có rất ít khả năng con mình bị bệnh.

acid folic giúp giảm nguy cơ bị dị tật nứt đốt sống

                       acid folic giúp giảm nguy cơ bị dị tật nứt đốt sống

Ăn các loại thực phẩm giàu folate và giàu axit folic bao gồm:

– Đậu

– Quả có múi và nước trái cây

– Lòng đỏ trứng

– Rau màu xanh đậm như bông cải xanh và rau bina.

Hi vọng những thông tin PHÒNG TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHI HÀ NỘI đưa ra giúp ích cho bạn !

Oanh Nguyễn

Oanh Nguyễn

Bình luận

Bài viết liên quan