Hotline: 0962280175

  • Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

    Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ 2 - Chủ nhật

    08h00 AM - 08h00 PM

Đờm trong cổ họng trẻ nhỏ khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc quấy. Chính vì thế các mẹ cần biết cách xử lý giúp bé tống đờm nhầy ra khỏi cổ họng. Vỗ rung long đờm là phương pháp hiệu quả thường được các bậc phụ huynh lựa chọn cho bé.

Ảnh hường của đờm đến trẻ nhỏ

Đờm trong cổ họng và mũi là tình trạng phổ biến, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đờm khiến cho trẻ khó thở, khó chịu nên quấy khóc, thở khò khè, lười bú và mệt mỏi.

trẻ quấy khóc khi bị đờm

Trẻ quấy khóc khi bị đờm

Tuy nhiên, những hiện tượng trên không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Việc đờm trong cổ họng bé sẽ gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến trẻ thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân gây đờm nhầy để giải quyết tận gốc tình trạng đó.

Nguyên nhân gây ra đờm nhầy ở cổ họng trẻ

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra đờm nhầy ở cổ họng trẻ. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra đờm.

  • Do virus : Việc mắc các bệnh về hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm, sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm.
  • Dị ứng: Có thể trẻ bị dị ứng theo mùa, khi chuyển mùa hoặc dị ứng với khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… chính là những tác nhân gây ra dị ứng dẫn đến tình trạng đờm nhầy càng dầy đặc ở họng.
  • Nhiễm trùng: Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập “bất hợp pháp” của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả.

Thời điểm vỗ rung long đờm

Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất cho trẻ là buổi sáng sớm khi trẻ mới thức dậy. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho trẻ sau khi khí dung. Phụ huynh chú ý không vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong vì có thể khiến bé bị nôn ói.

Tư thế vỗ rung

Tư thế vỗ rung long đờm phù hợp là: Để trẻ nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này giúp dẫn lưu đờm tốt hơn. Về vị trí vỗ rung, phụ huynh nên vỗ từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Vùng phổi của bé được xác định từ ngang lưng trở lên.

Kỹ thuật vỗ rung long đờm

  • Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
  • Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.
  • Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.
phương pháp vỗ rung long đờm

Phương pháp vỗ rung long đờm-ảnh minh họa

Tuy nhiên nếu có quá nhiều đờm, các mẹ nên đưa bé đi can thiệp VẬT LÝ TRỊ LIÊU/ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÔ HẤP.

Địa chỉ vỗ rung long đờm uy tín tại Hà Nội

Được thành lập bởi Ths Phạm Thị Yến – Trung tâm quốc tể Bv Nhi TW, vỗ rung long đờm bác Yến là địa chỉ uy tín tại Hà Nội về Vật lý trị liệu/phục hồi chức năng hô hấp. Với hơn 23 năm hoạt động trong nghề, Ths Phạm Thị Yến đã điều trị cho hàng nghìn bệnh nhi tại Hà Nội và các vùng lân cận.

Để đăng ký khám và điều trị, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

Địa chỉ: Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0962280175
Email: yenbvnhitw@gmail.com

Oanh Nguyễn

Oanh Nguyễn

Bình luận

Bài viết liên quan