Đờm trong cổ họng trẻ nhỏ khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc ...
Vẹo cột sống là một dị tật ở cột sống rất phổ biến và nguy hiểm hiện nay vì nó để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh nó.
Vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng.
Hiện nay, tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em đang ngày càng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cơ thể, chiều cao của trẻ em và còn có thể để lại những biến chứng lâu dài như biến dạng khung ngực, khung chậu, ảnh hưởng tim, phổi.
Bệnh thường do bẩm sinh. Trường hợp bố hoặc mẹ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Bên cạnh đó nguyên nhân gây bệnh còn do các yếu tố trong lúc mang thai như:
– Bào thai phát triển nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.
– Người mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật cho thai nhi.
– Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của bé.
– Do chấn thương mạnh làm biến đổi cấu trúc của xương.
– Ngồi sai tư thế.
– Ghế ngồi không phù hợp, ngồi quá lâu, ít thay đổi tư thế.
Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau:
– Gai đốt sống không thẳng hàng.
– Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.
– Phần xương bả vai nhô ra bất thường.
– Khoảng cách từ 2 mỏm xương đến bả vai không bằng nhau.
– Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay có độ hẹp rộng không giống nhau.
– Khi cột sống bị xoáy vặn khiến xương sườn lồi lên, thăn lưng mất cân đối.
Để phòng ngừa vẹo cột sống ngay từ lúc còn trẻ, cần thực hiện những thói quen sau trong cuộc sống;
– Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thể: ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết.
– Bàn ghế học tập phải phù hợp với chiều cao.
– Không cho trẻ mang cặp quá nặng.
– Phẫu thuật: Được chỉ định khi mức độ vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng. Nhất là đối với trẻ em, phẫu thuật dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
– Trị liệu thần kinh cột sống: Phương pháp này sử dụng tay để tạo ra lực chính xác tác động vào cấu trúc xương khớp sai lệch và nắn chỉnh lại. Sau đó, kết hợp vật lý trị liệu để làm mềm mô cơ vùng cột sống. Có thể kết hợp với việc đeo đai cố định nếu góc Cobb trên 25 độ hoặc bệnh nhân đang ở độ tuổi phát triển xương.
– Ngoài ra, bệnh nhân cần phải luyện tập các bài tập vẹo cột sống mỗi ngày để rèn luyện cân bằng, sức mạnh cơ bắp để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Bài tập 1 – Nằm: Người bệnh thường xuyên nằm trên giường cứng, dùng gối kê vùng bị vẹo để lấy tư thế chuẩn.
Bài tập 2 – Đứng vươn vai. Bài tập này sẽ giúp 2 vai cân bằng.
Thực hiện như sau: giơ tay bên bị vẹo lên cao, thẳng trên tường, giữ vững tư thế này khoảng 30 giây. Lặp lại 10 – 20 lần/ngày.
Bài tập 3 – Thở sâu: giúp tăng cường độ giãn nở của lồng ngực. Cách thực hiện: Đặt gối dựa sau lưng, ngả lưng ra gối với tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hai tay đặt dưới cơ hoành. Bắt đầu hít sâu vào và thở ra từ từ. Thực hiện 10 lần/ngày.
Để được điều trị an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ với PHÒNG TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHI HÀ NỘI để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Bình luận