Đờm trong cổ họng trẻ nhỏ khiến bé bị khò khè, chán ăn, khóc ...
Điều kiện hô hấp trẻ em tương đối khó khăn hơn người lớn. Nhu cầu oxy đòi hỏi cao hơn do đó trẻ dễ bị thiếu oxy. Do tổ chức phổi chưa hoàn toàn biệt hoá, ít tổ chức đàn hổi, nhiều mạch máu và bạch huyết nên dễ gây xẹp phổi.
Mặt khác, khi có tổn thương ở phổi dễ gây ra rối loạn tuần hoàn phổi, rối loạn quá trình ngoại hô hấp cũng như quá trình trao đổi khí ở phổi dẫn đến suy hô hấp.
Do những đặc điểm về giải phẫu – sinh lý bộ phân hô hấp nên trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi và khi bị bệnh dễ có biểu hiện suy hô hấp. Vì vậy VLTL hô hấp trẻ em rất quan trọng được áp dụng hiệu quả ở trẻ nhỏ làm giảm ho, hít thở dễ dàng hơn, ngủ yên giấc, ăn uống ngon miệng, không còn quấy khóc.
Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị hỗ trợ điều trị nội khoa rất hiệu quả trong nhiều bệnh hô hấp. Chẳng hạn trong trường hợp viêm tiểu phế quản có biến chứng xẹp phổi, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập vật lý trị liệu hô hấp (có thể phối hợp với thở áp lực dương liên tục) có hiệu quả tương đương với biện pháp hút đàm qua nội soi phế quản (nặng nề, phức tạp hơn nhiều).
– Thông rửa mũi: đặt trẻ nằm nghiêng 1 bên trên giường, nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi giúp dịch mũi thông từ khoang mũi trên xuống khoang mũi dưới nhằm làm đờm nhớt loãng ra và dễ dàng đưa đờm nhớt ra ngoài.
– Kỹ thuật “xì mũi” thực hiện cuối thì thở ra giúp tống đẩy đờm nhớt tại vùng mũi – trên hầu họng ra ngoài.
– Kỹ thuật “Chặn gốc lưỡi” giúp đẩy đờm từ vùng hầu họng ra khỏi miệng. Khi quan sát thấy chuẩn bị trẻ thở ra, ta dùng ngón tay đặt dưới gốc lưỡi rồi dùng lực nhẹ nhàng di chuyển ngón cái để đưa đờm nhớt và các chất tiết nhầy ở họng ra khỏi miệng nhờ lực đẩy của không khí đang thở ra.
– Kỹ thuật tăng tốc thì thở ra là việc tống nốt phần đờm nhớt còn lại phần gần phế quản lớn. Mục đích là tạo một lực đẩy mạnh luồng không khí trong phổi ra ngoài với vận tốc tương đương vận tốc của cơn ho. Sau đó kích thích ho để tống đẩy đờm nhớt ra ngoài.
– Một số phụ huynh áp dụng lấy đờm cho trẻ với phương pháp móc đờm là dùng ngón tay hoặc những vật như lông ngỗng sẽ dễ làm trầy xước niêm mạc vùng hầu họng, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập, gây bội nhiễm.
– Khi nôn ói xuất phát từ dạ dày của hệ tiêu hóa, có thể chỉ kéo theo một số đàm nhớt ở vùng hầu họng mà không tác động gì đến lượng đờm nhớt ở các phế quản thuộc hệ hô hấp, do đó dù bé có nôn ra nhưng vẫn không giải quyết được tận gốc việc tắc nghẽn hô hấp như phương pháp vật lý trị liệu.
Để được điều trị an toàn và hiệu quả, các bạn có thể liên hệ với PHÒNG TẬP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NHI HÀ NỘI để được các bác sĩ chỉ định điều trị cụ thể cho từng trường hợp.
Bình luận