Hotline: 0962280175

  • Phục Hồi Chức Năng Healthcare. Ths.Yến- Bv Nhi Tw

    Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Trãi, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Thứ 2 - Chủ nhật

    08h00 AM - 08h00 PM

CÁC KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ ÁP XE VÚ

Áp xe vú là gì ?

Áp xe vú là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm ở sâu bên trong tuyến vú. Các ổ viêm này do vi khuẩn gây ra, chủ yếu là liên cầu khuẩn và tụ cầu. Áp xe vú thường xảy ra ở phụ nữ cho con bú. Vi khuẩn từ đầu vú, lợi dụng các vết thương, theo ống dẫn sữa đi vào bên trong gây viêm nhiễm tuyến vú. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú.

áp xe vú

                                             hình ảnh: áp xe vú

Triệu chứng của áp xe vú

– Khi bị áp xe, sờ vào ngực sẽ thấy cục cứng, bên trong có nang chứa đầy mủ, xung quanh nang là các mô viêm.

– Đồng thời vùng da bên ngoài tại vị trí đó sẽ mẩn đỏ và sưng tấy, có cảm giác nóng rát.

– Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức sâu bên trong ngực, đau hơn khi sờ vào hoặc cử động cánh tay.

– Bên vú bị áp xe sẽ sưng to ra, cứng chắc, hạch nách cũng phát triển.

– Vú không tiết ra sữa hoặc tiết ra rất ít.

– Khi siêu âm sẽ thấy một vùng mủ hình thành ở vị trí cục cứng.

– Xét nghiệm máu thấy bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái.

Nguyên nhân – cách xử lý

Thông thường, người bị tắc tia sữa dễ chuyển biến thành áp xe vú. Do sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày, không thoát được ra ngoài.

Trong trường hợp này, mẹ cần phải dùng kháng sinh và kháng viêm để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm phát triển. Nếu không khỏi thì phải kết hợp trọc trích để tháo mủ áp xe. Ổ áp xe sẽ to dần lên, đến một mức độ nào đó sẽ tự vỡ hoặc có thể chọc cho vỡ để lấy mủ ra ngoài.

Trong thời gian đó, người mẹ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn, căng tức ngực như muốn nổ tung, có thể kèm theo sốt cao, sốt lạnh toàn thân, khát nước, môi khô, lưỡi bẩn, cơ thể xanh xao, yếu ớt….

Thời gian điều trị áp xe vú không nên cho con bú vì sữa có thể bị lẫn mủ, ngoài ra mẹ sốt cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, bé bú mẹ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi phân lỏng hoặc phân có màu lạ…Chỉ nên cho con bú ở bên vú bình thường, còn bên vú bị áp xe thì hút sữa bỏ đi.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến áp xe vú là do mẹ không vệ sinh đầu vú sạch sẽ, không cho trẻ bú hết sữa trong bầu ngực dẫn đến ứ đọng sữa… Nhiễm trùng vi khuẩn cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú.

Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Tắc tia sữa khiến sữa ứ đọng bên trong bầu ngực, lâu ngày dẫn đến áp xe. Không xác định được thời gian chính xác để tắc tia sữa phát triển thành áp xe.

Tùy theo thể trạng, sức đề kháng của mỗi người và mức độ tắc tia sữa mà thời gian tắc tia sữa trở thành áp xe khác nhau. Có người có thể bị áp xe ngay sau khi tắc tia sữa được 1 – 2 ngày, nhưng cũng có trường hợp kéo dài 3 – 5 ngày.

Do đó, khi thấy hiện tượng tắc tia sữa, mẹ nên thông sữa càng sớm càng tốt. Sữa được thông ra ngoài sẽ giảm tình trạng tắc và hạn chế khả năng phát triển thành ổ áp xe.

Phòng bệnh áp xe vú

– Giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú, tránh làm trầy xước, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú.

– Tập cho trẻ bú no, bú hết từng bên vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp xe.

– Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh thức khuya, lao động vừa sức.

 

Oanh Nguyễn

Oanh Nguyễn

Bình luận

Bài viết liên quan